Kế hoạch cá nhân hóa mắc cài cho răng khấp khểnh từng mức độ

Chen chúc, khấp khểnh là tình trạng sai khớp cắn chiếm tỷ lệ cao nhất trong những case cần điều trị niềng răng. Qua thời gian, với sự tiến hoá của con người và sự phát triển của nền công nghiệp thực phẩm, thức ăn chúng ta tiêu thụ ngày càng mềm làm hạn chế sự phát triển của xương hàm và gây hẹp hàm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chen chúc và đặt ra thách thức lớn với ngành chỉnh nha. Vậy làm sao để điều trị các trường hợp răng khấp khểnh, hãy theo dõi tiếp bài viết này nhé!

Tổng quan về răng khấp khểnh 

Trước khi đi vào điều trị, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là một hàm răng khấp khểnh, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này. 

Răng khấp khểnh là gì?

Răng khấp khểnh là tình trạng sai khớp cắn thường gặp, trong đó các răng sắp xếp lộn xộn trên đường cong cắn khớp.

Hình ảnh răng khấp khểnh
Hình ảnh răng khấp khểnh

Nguyên nhân gây răng khấp khểnh

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng khấp khểnh là do bất cân xứng giữa kích thước răng và kích thước cung hàm (do kích thước răng lớn hoặc kích thước cung hàm nhỏ hoặc kết hợp cả 2). Khi răng không đủ khoảng trống trên cung hàm, răng sẽ xoay lệch mà mọc sai vị trí. 

Hậu quả của răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến bạn tự ti, gặp nhiều bất lợi  trong công việc hay giao tiếp hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng nói chung. Răng lệch lạc, khấp khểnh gây khó khăn với quá trình vệ sinh răng miệng làm tăng tỷ lệ sâu răng, viêm nha chu do mảng bám vi khuẩn. 

Kế hoạch điều trị răng khấp khểnh

Kế hoạch điều trị răng khấp khểnh trên mỗi bệnh nhân đều cần được cá nhân hoá bởi tình trạng ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau.

Bệnh nhân có tình trạng chen chúc nhẹ, không kết hợp với các bất thường khác

– Tình trạng: Răng chen chúc, khấp khểnh nhẹ xảy ra khi răng thiếu khoảng nhỏ hơn 4mm. 

Trường hợp răng chen chúc nhẹ
Trường hợp răng chen chúc nhẹ

– Kế hoạch điều trị: 

  • Nong răng bằng dây cung hoặc khí cụ có ốc nong chậm đối với bệnh nhân đã tăng trưởng (thông thường từ trên 14 tuổi đối với nam và trên 12 tuổi) để mở rộng kích thước cung răng lấy khoảng dàn đều. Kế hoạch này áp dụng với những bệnh nhân có cung hàm hẹp do răng.
  • Nong răng bằng khí cụ có ốc nong nhanh sử dụng trên những bệnh nhân còn tăng trưởng/ bệnh nhân trẻ em để lấy thêm khoảng dàn đều
  • Xẻ kẽ có thể áp dụng với những bệnh nhân có hình thể răng hình tam giác, vừa lấy khoảng giải chen chúc, vừa giảm tam đen cải thiện thẩm mỹ nụ cười cho khách hàng

Bệnh nhân có tình trạng chen chúc trung bình, không kết hợp với các bất thường khác

– Tình trạng: Răng chen chúc, thiếu khoảng từ 4 đến 10mm

Trường hợp răng chen chúc, thiếu khoảng
Trường hợp răng chen chúc, thiếu khoảng

– Kế hoạch điều trị: 

  • Nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất: trong các trường hợp chen chúc tập trung  ở vùng răng trước
  • Nhổ răng hàm nhỏ thứ hai: trong các trường hợp chen chúc tập trung ở vùng răng sau
  • Di xa: Với kế hoạch này, bác sĩ sẽ sử dụng khoảng phía sau răng số 8 (răng khôn), dịch chuyển các răng về phía sau bằng khí cụ ne minivis để lấy khoảng dàn đều. 
  • Nong hàm: Kế hoạch này rất phù hợp với bệnh nhân tăng trưởng, vì ở độ tuổi này nong hàm để lấy khoảng dàn đều rất hiệu quả. 
  • Kết hợp nong hàm, di xa và xẻ kẽ trên những bệnh nhân đã hết tăng trưởng. 

Bệnh nhân có tình trạng chen chúc nhẹ hoặc trung bình, kết hợp với các bất thường khác

– Tình trạng: thiếu khoảng dưới 4mm hoặc từ 4 đến 8mm, kết hợp với sai khớp cắn hạng II (hô),  hạng III (móm), khớp cắn hạng I hô răng 2 hàm.

Trường hợp răng chen chúc kết hợp sai khớp cắn
Trường hợp răng chen chúc kết hợp sai khớp cắn

– Kế hoạch điều trị:

  • Bệnh nhân chen chúc kết hợp với hô răng 2 hàm có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất để dàn đều và kéo lui khối răng cửa để giảm hô
  • Bệnh nhân sai khớp cắn hạng III kết hợp với chen chúc: thường có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới và răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên. 
  • Bệnh nhân sai khớp cắn hạng II kết hợp với chen chúc: thường có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên. 

Bệnh nhân có tình trạng chen chúc nặng

– Tình trạng: thiếu khoảng trên 8mm, hầu hết tập trung ở vùng răng cửa có hoặc không kết hợp với các tình trạng khác.

Trường hợp răng chen chúc nặng
Trường hợp răng chen chúc nặng

– Kế hoạch điều trị:

  • Để điều trị tình trạng này bác sĩ chỉnh nha thường chỉ định nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất trên bệnh nhân hết tăng trưởng
  • Bệnh nhân trước tăng trưởng có thể kết hợp di xa, xẻ kẽ và nong hàm để giải chen chúc
  • Những bệnh nhân có tình trạng chen chúc nặng kết hợp với hô răng hàm trên/ hàm dưới hoặc 2 hàm thường có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất, kết hợp với khí cụ neo chặn tạm thời – minivis để tăng hiệu quả điều trị. 

Tóm lại, cũng như các kiểu hình sai khớp cắn khác, răng khấp khểnh cần được lên kế hoạch sao cho phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Việc lựa chọn mắc cài cá nhân hoá cũng quyết định thành công của ca niềng răng khấp khểnh. 

Bác sĩ lên kế hoạch điều trị chi tiết cho bệnh nhân
Bác sĩ lên kế hoạch điều trị chi tiết cho bệnh nhân
  • Sai khớp cắn hạng I, răng khấp khểnh cần sử dụng mắc cài có độ torque thấp để tránh làm ngả trục nhóm răng cửa gây mất thẩm mỹ
  • Sai khớp cắn hạng II, răng khấp khểnh thưởng điều trị phối hợp với chun liên hàm hạng II, cần sử dụng mắc cài răng cửa hàm trên với độ torque cao để tránh chân răng xoay ra ngoài và răng cửa hàm dưới ở độ torque thấp để tránh ngả trục quá mức. 
  • Sai khớp cắn hạng III, răng khấp khểnh thưởng điều trị phối hợp với chun liên hàm hạng III, cần sử dụng mắc cài răng cửa hàm trên với độ torque thấp để tránh ngả trục răng cửa và răng cửa hàm dưới ở độ torque thấp và gắn ngược mắc cài để đảm bảo chân răng nằm trong xương ổ trong quá trình điều trị.
Rate this post
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Gọi Điện
Đặt lịch
Chat ngay