Công việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng thường gặp khó khăn hơn nhiều so với bình thường và luôn là mối quan tâm hàng đầu của những bạn niềng răng. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng để luôn có một hàm răng khỏe mạnh nhé!
Chải răng:
-
Bàn chải:
Mềm, bàn chải đáng răng của bạn sẽ hư nhanh chóng do thường xuyên vướng mắc cài, do đó bạn cần thay bàn chải ngay khi nó bị xơ tua.
Chăm sóc răng miệng sau niềng răng bạn có thể dùng bàn chải thường hoặc bàn chải điện

-
Vùng tiếp cận:
Bàn chải giúp làm sạch mặt trong của răng và mặt ngoài của răng vùng không có mắc cài (phía rìa cắn, mặt nhai và phía cổ răng)
-
Cách chải:
Đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng 45 độ và xoay tròn, nên để cho lông bàn chải nhẹ nhàng chui vào rãnh lợi. Di chuyển bàn chải đến các vùng khác của răng. Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng.
-
Thời gian:
Bạn nên chải răng ít nhất 3 lần một ngày: sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh răng từ 3-5 phút
>> Xem thêm: Một phút nông nổi không tìm kiểu kỹ về giá niềng răng, hối hận cả đời
Bàn chải kẽ
Bàn chải kẽ là một dụng cụ vệ sinh răng miệng sau niềng răng được thiết kế để loại bỏ thức ăn thừa còn đọng lại tại kẽ răng hoặc kẽ mắc cài (tùy kích thước đầu bàn chải) mà bàn chải bình thường không tác động đến được. Dưới đây là những đặc điểm liên quan đến bàn chải kẽ có kích thước lớn, phù hợp vệ sinh vùng răng giữa các mắc cài:
-
Cấu tạo:
Bao gồm đầu bàn chải là một thanh thép cuốn duy nhất ở giữa, xung quanh là những sợi lông mềm (được sắp xếp từ to đến nhỏ), đàn hồi, có thể dễ dàng uống cong và luồn lách vào các vị trí khe răng hoặc khe mắc cài một cách dễ dàng, hiệu quả.
-
Vùng tiếp cận:
Kẽ giữa các mắc cài (phía dưới dây cung), các cánh mắc cài phía trên, dưới, gần, xa.
-
Cách sử dụng:
Bẻ gập phần dây thép của bàn chải tạo góc thích hợp. Đưa bàn chải luồn bên dưới dây cung, hướng từ lợi về phía cạnh cắn, chải chậm rãi, 15 lần, từ mắc cài này đến mắc cài khác. Sau đó dùng bàn chải kẽ làm sạch từng cánh của mắc cài ở cả 4 phía: trên, dưới, gần, xa.
-
Thời gian:
Dùng bàn chải kẽ sau mỗi bữa ăn, thay khi lông bàn chải bị tua, xơ, thường sau 1-2 tháng sử dụng.
Chỉ tơ nha khoa:

-
Vùng tiếp cận:
Kẽ giữa các răng
-
Cách sử dụng:
Chỉ tơ không thể đưa trực tiếp vào kẽ răng của răng đang gắn mắc cài do vướng dây cung, vậy nên bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Lấy đoạn chỉ dài 30-45 cm, luồn 1 đầu chỉ xuống dưới dây cung nằm giữa hai mắc cài
Bước 2: Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.
Bước 3: Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng, lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.
Bước 4: Lặp lại động tác với tất cả các kẽ răng
- Thời gian sử dụng: Ít nhất 1 lần 1 ngày
Tăm nước:
Tăm nước là một dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng sau niềng răng hiện đại, sử dụng tia nước ở áp suất cao để làm sạch kẽ răng và bề mặt răng.

-
Vùng tiếp cận: Bề mặt răng, các kẽ răng
Tuy nhiên cần phải chú ý rằng, tăm nước KHÔNG thay thế được chải răng bằng bàn chải, bác sĩ khuyên bạn vẫn chải răng bằng bàn chải như đã hướng dẫn và dùng tăm nước như một dụng cụ bổ trợ.
-
Cách sử dụng:
Để sử dụng máy tăm nước, bạn chỉ cần để đầu xịt vào trong miệng, ngậm miệng lại và làm vệ sinh răng miệng. Bạn nên vệ sinh răng miệng trên bồn rửa mặt vì trong quá trình vệ sinh nước sẽ chảy ra ngoài.
Thao tác trên máy tăm nước sẽ khác nhau từng loại, hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Trên đây là các phương pháp chăm sóc răng sau khi niềng răng. Bạn cần lưu ý các biện pháp trên nếu dùng đơn lẻ sẽ không có hiệu quả cao mà chúng cần được dùng kết hợp với nhau để đảm bảo làm sạch tất cả bề mặt của tất cả các răng. Vì vậy, nếu gặp khó khăn khi chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng, hãy liên hệ với các bác sĩ tại Nha khoa Lạc Việt Intech để được hướng dẫn nhé.
>> Xem thêm: Giải mã 10 thắc mắc khách hàng “YÊN CHÍ” trước và sau khi niềng răng

- Tốt nghiệp bác sĩ chính chuyên ngành Răng Hàm Mặt đại học Y Hà Nội.
- Thành viên Hiệp hội Chỉnh nha không mắc cài Châu Âu (EAS: European Aligner Society).
- Thành viên Liên đoàn chỉnh nha thế giới (WFO- World Feradations of Orthodontists).
Xem chi tiết về bác sỹ Bích Phương tại đây