Niềng răng là một phương pháp rất hiệu quả để điều chỉnh răng móm (khớp cắn ngược) mức độ nhẹ và trung bình. Nhưng có rất nhiều bạn băn khoăn rằng “niềng răng có bị tái móm không?” Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Video kết quả niềng răng móm khách hàng sau khi niềng răng
Niềng răng có bị tái móm không?
Sự hiệu quả của phương pháp niềng răng móm đã được chứng minh bởi khoa học và hàng triệu ca chỉnh nha móm trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là khi bác sĩ chẩn đoán đúng, kĩ thuật thực hiện chính xác và bệnh nhân hợp tác tốt trong và sau quá trình điều trị thì niềng răng xong sẽ không bị tái móm.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, sau khi tháo mắc cài, hàm răng của bệnh nhân có hiện tượng dịch chuyển theo hướng về lại khớp cắn ngược hoặc khớp cắn đối đầu. Đây là hiện tượng “tái móm”, xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

Bệnh nhân không hợp tác duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ:
Thông thường sau khi tháo mắc cài, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện duy trì kết quả điều trị một cách nghiêm ngặt. Tùy từng phòng khám bạn lựa chọn mà phương thức duy trì có thể khác nhau, tuy nhiên có cùng mục đích là giữ vị trí răng ổn định sau khi kết thúc dịch chuyển. Bạn có thể được gắn dây duy trì mặt trong, đeo máng trong suốt, đeo hàm tháo lắp,…hoặc kết hợp các phương pháp.
Nếu bạn không thực hiện duy trì theo hướng dẫn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sau khi tháo mắc cài – là giai đoạn răng vẫn chưa ở vị trí ổn định – thì nguy cơ tái phát là rất cao.
Tái khám không thường xuyên:
Sau khi tháo mắc cài, bạn sẽ được bác sĩ hẹn lịch tái khám định kì 3-6 tháng một lần. Mục đích của những lần tái khám là để bác sĩ đánh giá sự ổn định của răng và phát hiện các bất thường để kịp thời xử lý. Nếu bạn không quay lại gặp bác sĩ định kì thì rất có thể các vấn đề đã không được phát hiện sớm, dẫn đến tình trạng tái móm sau khi niềng răng.
Lựa chọn cơ sở nha khoa thiếu uy tín, bác sĩ thiếu kinh nghiệm:
Trong niềng răng móm, chẩn đoán và kế hoạch điều trị của bác sĩ là một yếu tố vô cùng quang trọng. Nếu nguyên nhân móm nặng do xương hàm nhưng bác sĩ vẫn đưa ra quyết định điều chỉnh răng thì khả năng tái phát sẽ cao. Hoặc cách sử dụng lực, sử dụng khí cụ không đúng sẽ dẫn tới sự dịch chuyển răng quá mức gây hậu quả mất ổn định cho vị trí răng sau cùng.
Cách phòng tránh tái móm sau niềng răng:
Xác định được các nguyên nhân dẫn đến niềng răng bị tái móm, ta sẽ biết được cách để giảm nguy cơ tái phát sau khi niềng răng móm, bao gồm:
- Thực hiện tốt các biện pháp duy trì sau khi tháo mắc cài theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tái khám định kì đúng hẹn, hoặc tái khám ngay nếu phát hiện thấy bất thường
- Lựa chọn cơ sở nha khoa đáng tin cậy:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị các ca tương tự, với lộ trình điều trị rõ ràng.
- Trang thiết bị hiện đại giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác, tránh các trường hợp xác định vấn đề sai dẫn đến kế hoạch điều trị chưa chính xác.
- Đội ngũ chăm sóc tốt, nhắc lịch hẹn tái khám định kì tránh tình trạng quên lịch tái khám.

Phải làm sao nếu niềng răng bị tái móm?
Nếu vì một lí do nào đó, răng của bạn có hiện tượng tái móm sau khi đã niềng răng thì dưới đây là giải pháp cho bạn:
- Lập tức quay lại nha khoa bạn đã điều trị để bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục
- Sau khi đã được nghe giải thích về nguyên nhân, bạn nên cân nhắc tiếp tục khắc phục tại phòng khám cũ, hay tìm hiểu một địa chỉ có kinh nghiệm hơn trong xử trí các ca tương tự.
- Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn niềng lần 2. Khi này hãy cố gắng hợp tác và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Một số trường hợp, nếu nguyên nhân tái phát là do cấu trúc xương thì bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp phẫu thuật để đạt hiệu quả thẩm mỹ và ổn định cao nhất.
Như vậy, “niềng răng có bị tái móm không?” sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về vấn đề này. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chung tôi để được giải đáp.
>> Xem thêm: Bảng giá chi phí niềng răng móm giúp quý khách hàng nắm rõ

- Tốt nghiệp bác sĩ chính chuyên ngành Răng Hàm Mặt đại học Y Hà Nội.
- Thành viên Hiệp hội Chỉnh nha không mắc cài Châu Âu (EAS: European Aligner Society).
- Thành viên Liên đoàn chỉnh nha thế giới (WFO- World Feradations of Orthodontists).
Xem chi tiết về bác sỹ Bích Phương tại đây