Niềng răng bị hôi miệng nguyên nhân là gì? Khắc phục thế nào đảm bảo mang lại hiệu quả? Nội dung bài viết sau đây nha khoa Lạc Việt intech xin gửi đến quý bạn đọc thông tin một cách chính xác thu thập thông tin từ đội ngũ bác sĩ có nhiều năm chuyên môn hiện nay nhé.
Mục lục bài viết
Niềng răng là gì?
Điều trị chỉnh nha là tác động lực lên răng thông qua những khí cụ trong miệng như hàm chức năng, mắc cài mặt trong/ mặt ngoài, dây cung, chun, lò xo, máng trong suốt nhằm dịch chuyển răng về đúng vị trí, lồng múi khớp cắn tốt.
Với phương pháp niềng răng bằng khí cụ cố định, bác sĩ sẽ gắn chặt mắc cài lên bề mặt men răng, có thể là mặt trong hoặc mặt ngoài của răng. Sau đó, dây cung sẽ được đặt vào rãnh (slot) mắc cài, rồi cố định bằng nắp mắc cài (đối với mắc cài tự động thông minh) hoặc chun/ chỉ thép (đối với mắc cài buộc chun truyền thống).
Với phương pháp niềng răng bằng khí cụ tháo lắp (hàm nong/ khí cụ chức năng) hoặc máng trong suốt, khách hàng cần đeo hàm tối thiểu 20 tiếng/ ngày và có thể tháo ra khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Nguyên nhân niềng răng bị hôi miệng
Hiện nay, nhiều người nghĩ rằng khí cụ niềng răng có thể gây hôi miệng. Trên thực tế, những khí cụ này được chế tác từ những loại vật liệu thân thiện với khoang miệng, nếu được làm sạch đúng cách chắc chắn sẽ không tạo ra mùi khó chịu.
Nguyên nhân hôi miệng khi niềng răng:
– Vệ sinh răng miệng không tốt là nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng. Đặc biệt là với những người niềng răng bằng khí cụ cố định, lúc này mảng bám thức ăn sẽ đọng nhiều ở dây cung, chun, cánh mắc cài. Nếu không được làm sạch, những mảng bám này sẽ gây hôi miệng.
– Răng khôn mọc lệch, lợi trùm. Những người niềng răng mà chưa nhổ các răng số 8 bệnh lý (mọc kẹt, lợi trùm, mọc lệch) sẽ gặp một số vấn đề như sưng đau, chảy mủ, hạn chế há miệng và hôi miệng.
– Ăn các loại đồ ăn nặng mùi hành, tỏi, giấm, mắm tôm, sầu riêng cũng khiến bạn bị hôi miệng. Đặc biệt khi niềng răng, bác sĩ sử dụng rất nhiều khí cụ phức tạp trong miệng gây tích tụ những mãnh vụn thức ăn sau mỗi bữa ăn.
– Sử dụng khí cụ chỉnh nha không có nguồn gốc rõ ràng, không chính hãng được chế tác từ vật liệu không tương thích với khoang miệng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hơi thở hôi.
Cách khắc phục hôi miệng khi niềng răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách.
Để loại bỏ toàn bộ mảng bám thức ăn và có được một hơi thở thơm mát, người đeo niềng phải vệ sinh răng miệng thật sự kỹ càng. Với khí cụ cố định, bạn cần sử dụng thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước và chỉ tơ nha khoa để làm sạch sâu bề mặt răng bên dưới dây cung và mắc cài. Với khí cụ tháo lắp, bạn có thể dễ dàng vệ sinh răng miệng khi tháo khí cụ ra, đồng thời làm sạch những khí cụ này bằng bàn chải đánh răng và nước lạnh tránh gây biến dạng.
Sử dụng nước súc miệng.
Bên cạnh việc chải răng với kem đánh răng, sau khi ăn các thức ăn có mùi bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng để loại bỏ mùi hôi.
Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng tại nhà, khi niềng răng bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra về tình trạng cao răng và lấy cao răng định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần.
Lựa chọn phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt.
Với kĩ thuật này, bạn không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ khi niềng răng vì khay gần như là vô hình mà còn cực kỳ dễ dàng trong việc vệ sinh răng miệng. Bạn sẽ đeo khay tối thiểu 22 tiếng/ ngày, có thể tháo ra lắp vào khi ăn nhai và vệ sinh.
Trên đây là tất cả thông tin giải đáp niềng răng bị hôi miệng nhằm giúp quý khách hàng biết chính xác. Nếu quý khách hàng cần thông tin xin vui lòng truy cập vào Website:lacvietintech.vn để tìm hiểu thêm nhé.
- Tốt nghiệp bác sĩ chính quy loại giỏi chuyên ngành Răng Hàm Mặt đại học Y Hà Nội.
- Chứng chỉ hành nghề nha khoa số: 017625/HNO-CCHN.
- Chứng chỉ chỉnh nha không mắc cài Invisalign Hoa Kỳ.
Xem thêm thông tin về Bs Thu Trang tại đây