Cảnh báo biến chứng khi niềng răng không chọn địa chỉ uy tín

Bất kì điều trị y khoa nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng không mong muốn, và niềng răng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà niềng răng mang lại, hãy cùng tìm hiểu những biến chứng khi niềng răng để chủ động phòng tránh nhé.

Video nói về biến chứng niềng răng có thể gặp

Video biến chứng khi niềng răng có thể gặp

Viêm lợi, hôi miệng

Đây được coi là tình trạng dễ gặp phải nhất khi niềng răng.

Nguyên nhân là khi niềng răng, các khí cụ trong miệng như mắc cài, dây cung, minivis,…khiến cho việc vệ sinh răng miệng đúng cách trở nên rất khó khăn. Khi đó thức ăn mắc vào khí cụ và bám trên răng không được làm sạch, theo thời gian chúng sẽ trở thành những mảng bám, cao răng chứa đầy vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển gây viêm lợi và tạo mùi hôi miệng.

Viêm lợi, hôi miệng là một trong những dấu hiệu có thể gặp sau khi niềng răng
Viêm lợi, hôi miệng là một trong những dấu hiệu có thể gặp sau khi niềng răng

Khắc phục: Để hạn chế biến chứng này, điều kiện tiên quyết là bạn phải dành thời gian để thực hiện vệ sinh răng miệng nhiều lần trong ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Trong một số trường hợp viêm ở mức độ nặng, bác sĩ có thể cần phải kê đơn thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống để hỗ trợ điều trị.

Sâu răng

Nguyên nhân chính gây tăng nguy cơ sâu răng trên những bệnh nhân chỉnh nha vẫn là khó khăn trong vệ sinh răng miệng. Đường có trong thức ăn kết hợp với vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong miệng sẽ gây hủy khoáng bề mặt men răng hình thành các lỗ sâu.

Khắc phục: Vì vậy hãy vệ sinh răng miệng thật tốt để phòng tránh những biến chứng này.

Sau khi niềng răng có thể gặp trường hợp răng bị sâu
Sau khi niềng răng có thể gặp trường hợp răng bị sâu

Hóp má

Nhiều bệnh nhân than phiền về việc cảm thấy má bị hóp má sau một thời gian niềng răng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý

Niềng răng đôi khi đem lại cho bạn cảm giác ê ẩm, đau nhức răng trong một số giai đoạn. Vì vậy bạn khó ăn uống nhiều được như bình thường. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thay đổi khiến bạn bị giảm cân và gầy đi. Điều này cho bạn cảm giác mặt mình có thay đổi và hai bên má bị hóp đi.

Đương nhiên sau khi bạn tái lập chế độ dinh dưỡng bình thường thì má bạn sẽ đầy trở lại. Vì vậy hay cố gắng ăn uống đầy đủ để không bị giảm cân khi niềng răng nhé.

Thói quen ăn nhai

Khi niềng răng bạn được bác sĩ niềng răng giỏi khuyên nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, tránh đồ ăn dai cứng. Vì vậy các cơ tham gia động tác nhai nghiền thức ăn thường xuyên không phải làm việc quá nhiều, khiến chúng không còn được săn chắc và nâng đỡ khuôn mặt tốt. Hiện tượng này chỉ là tạm thời cho đến khi bạn tìm lại lực ăn nhai bình thường.

 Trầy xước môi, má, lợi

Đây là biến chứng khó có thể tránh khỏi khi niềng răng bằng mắc càì. Có rất nhiều khí cụ chỉnh nha được làm từ kim loại sắc nhọn. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khi bạn chưa quen với sự có mặt của mắc cài và dây cung trong miệng, bạn rất thường xuyên gặp trường hợp mô mềm (môi, má, lưỡi) bị trầy xước do cọ khí cụ.

Khắc phục: Để hạn chế biến chứng này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp niềng răng bằng máng trong suốt.

Răng bị chảy xước có thể gặp sau khi niềng răng bất cứ lúc nào
Răng bị chảy xước có thể gặp sau khi niềng răng bất cứ lúc nào

 Tiêu chân răng

Lực không đúng áp dụng trong chỉnh nha có thể khiến cho răng di chuyển nhưng chân răng bị tiêu. Cụ thể là nếu đặt lực quá lớn lên răng thì chân răng sẽ dần bị ngắn lại, nếu chân răng quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ sau này. Tuy nhiên nếu chân răng chỉ tiêu một chút ở đỉnh chóp thì sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả chỉnh nha và vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Hiện nay chưa có các bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự liên quan giữa niềng răng và rối loạn khớp thái dương hàm. Nếu bạn cảm thấy có vấn đề về khớp thái dương hàm như đau khớp, tiếng kêu khớp, khó há miệng,… trong quá trình niềng răng thì rất có khả năng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm khởi phát triệu chứng. Còn nếu bạn có vấn đề về khớp trước khi niềng răng thì cần giải quyết các triệu chứng này trước khi bắt đầu chỉnh nha.

Có thể có một giai đoạn trong quá trình niềng răng, bác sĩ có chỉ định thay đổi khớp cắn bằng cách nâng khớp bằng các vật liệu đặc biệt, bạn sẽ có cảm giác mỏi khớp thái dương hàm hai bên. Tuy nhiên vấn đề này chỉ có tính chất tạm thời và sẽ biến mất khi bạn thích nghi được với khớp cắn mới này.

 Tiêu xương, tụt lợi

Khi đặt lực có cường độ và hướng lực không đúng trong một thời gian dài, chân răng có thể dịch chuyển chạm vào vỏ xương hàm. Khi đó có thể xảy ra trường hợp tiêu xương xung quanh chân răng và gây tụt lợi tương ứng vùng chân răng đó. Sau khi tụt lợi, chân răng bị lộ ra ngoài gây ê buốt cho răng và thậm chí gây lung lay răng.

Sau khi niềng răng bị tiêu xương, tụt lưỡi có thể bắt gặp
Sau khi niềng răng bị tiêu xương, tụt lưỡi có thể bắt gặp

Tái phát sau niềng răng

Trong giai đoạn đầu sau niềng răng, các răng có thể bị xoay trục nhẹ hay tách khe thưa nhẹ do răng chưa ổn định. Điều này đòi hỏi bạn cần tuân thủ các biện pháp duy trì được bác sĩ hướng dẫn để tránh nguy cơ phải niềng lại lần 2.

Trên đây là những biến chứng khi niềng răng do bác sĩ niềng răng giỏi Lạc Việt Intech mổ xẻ. Bài viết này không nhằm mục đích khiến bạn chần chừ khi quyết định niềng răng vì bạn biết rằng các biến chứng đều có thể phòng tránh được. Bạn hãy lựa chọn nơi niềng răng uy tín tại Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết về giải pháp cho từng biến chứng có thể gặp phải khi niềng răng nhé.

 

Rate this post
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Gọi Điện
Đặt lịch
Chat ngay